Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Chợ chồm hỗm ở Houston



 6g30 sáng, chiếc Acura bóng lộn đời mới nhất đỗ xịch ở ven đường. Một ông già từ trong xe khệ nệ bưng thùng giấy đựng mấy bó rau bỏ xuống. Cạnh đó, mấy bà già cũng tất bật lôi từ xe hơi của mình những trái mướp, quả bầu, mớ chanh, ớt, đậu bắp... để bày biện. Mỗi sáng chủ nhật, phiên chợ chồm hỗm ở Houston của người Việt lại được bắt đầu như thế ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ. 



image


image

Nếu chỉ xem ảnh mà không có chú thích, không lời kể, hẳn không thể tin nổi phiên chợ chồm hỗm ở Houston ven đường này là ở Mỹ! Chợ chồm hỗm ở Houston nay đã được 15 tuổi





image

Ông “tôm” 59 tuổi (bìa trái) ngày thường vẫn đi làm hãng. Chủ nhật ông cùng vợ ra chợ chồm hỗm ở Houston bán tôm. Vừa để gặp gỡ cộng đồng người Việt vừa kiếm thêm tiền chợ khi mỗi buổi bán trung bình 30kg tôm





image

Tại sao người ta chọn con đường này làm nơi họp chợ chồm hỗm ở Houston cho đỡ nhớ quê? Đơn giản bởi phía bên kia đường là nhà thờ mang kiến trúc đặc thù Việt Nam



 


image
image

Không phải lo chuyện mất mát hay ... ăn quỵt hihihi





image

Chợ chồm hỗm ở Houston thu hút được cả anh chàng Mỹ da màu này vì hàng vừa rẻ, vừa tiện





image

Dọn hàng từ tờ mờ sáng bằng xe Acura đời mới





image

Kẻ mua người bán khá nhộn nhịp





image

Mua bán là chuyện nhỏ. Điều quan trọng hơn khi đến với chợ chồm hỗm ở Houston là được trò chuyện, tâm sự với nhau chuyện gia đình bằng tiếng mẹ đẻ



Ở Mỹ, “chợ Việt” rất nhiều, từ các cửa hàng nhỏ đến những siêu thị bán đủ loại “đặc sản” Việt Nam. Nhưng một cái chợ chồm hỗm ở Houston ngay lề đường bán mớ rau, con cá có lẽ rất hiếm. Đến đây mọi người như trở về với cái “chợ lề đường” ở Việt Nam. Vẫn những cái ghế đòn nhỏ, những chiếc nón lá, áo bà ba, lại nghe được tiếng kỳ kèo trả giá của người mua, người bán...
“Ở Mỹ này, mập mạp gì mấy đồng bạc con ơi. Trả giá chút xíu chỉ để nhớ lại thời còn ở VIệt Nam thôi mà”- bà Trần Thị Vinh, khách hàng thường xuyên của chợ chồm hỗm ở Houston, nói.
Đó là cái chợ mà mỗi sáng chủ nhật con cháu lại chở cha mẹ đến cùng với mớ rau, con cá để bán, trưa lại ghé qua chở về. Người nào nhà gần thì sáng sớm lại túc tắc đẩy xe ra. Hầu hết hàng ở chợ đều là “cây nhà lá vườn”, đặc sản Việt Nam như bầu, bí, mướp, khổ qua, rau muống, rau lang, rau đay, dấp cá…Mỗi bó 1 USD, mua 10 bó tặng một.
Bà Khanh Nguyễn, nhà cách chợ gần 20km, vui vẻ nói: “Một bó rau trong siêu thị bán một đồng ba mươi chín xu (1,39 USD), ở đây bán một đồng (1 USD). Vừa tiện, vừa rẻ. Nhưng thích nhất là tha hồ nói tiếng Việt, nghe đủ thứ giọng quê mình: Huế, Quảng, Nam, Bắc, hệt như mình đang ở cái chợ chồm hổm ngày xưa ở Việt Nam”.


 
image


Đó là cái chợ mà người bán đều được gọi bằng tên mặt hàng mình bán: ông “rau đay”, bà “hẹ”, vợ chồng ông “tôm”, bà “bột lọc”… Ông “rau đay” bữa nào kẹt về sớm thì gửi hết mớ rau sang cho bà “rau thơm” bán hộ. Bà “bột lọc” cũng kiêm luôn bán rau, nhưng thỉnh thoảng lại mang bánh ra mời “đối thủ cạnh tranh” của mình… Còn bà “hẹ” có kiểu bán rất tài tử. Mỗi sáng chủ nhật bày hàng ra đó rồi đi nhà thờ. Canh hàng có con chó “chi oa oa” cổ đeo cái bảng nhỏ: “Hẹ 2 bó 1 đồng”. Người mua cứ việc lấy bao nhiêu bó, rồi tự động bỏ tiền vào cái lon nhỏ để cạnh. Chẳng khi nào mất.
Bà “hẹ” khoe: “Tôi bán ở đây được ba năm, để dành được 4.000 đô rồi đấy. Tiền bán tôi để riêng, lúc nào được 10.000 lại mang về Việt Nam giúp đỡ bà con ở quê”.
Đó là cái chợ người bán, người mua kỳ kèo, trả giá “ác liệt” thế đấy nhưng gặp khách quen cũ, người bán cũng ới ới tặng vài bó mang về ăn cho vui. Người mua có người trả trước tiền cả tháng. Cứ mỗi sáng chủ nhật, sau khi đi lễ nhà thờ lại lấy vài bó rau, trái mướp mang về. Đó là cái chợ mà bà già “rau thơm” 78 tuổi lụm cụm thối tiền cho khách, lẫn lộn lung tung, thế là khách phải ngồi xuống tính tiền, thậm chí bán hàng giùm bà già luôn.
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
Chỉ tiếc mỗi nỗi vào dịp Tết Nguyên đán là bên này lạnh thấu xương, cây cối đều “ngủ đông” nên cũng chẳng có rau, ớt... để họp chợ. Chứ không thì cái chợ xép này lại càng thêm xôm tụ cho những người xa quê thỏa tấm lòng nhớ tết. 



Chợ chồm hỗm ở Houstonimage
image
image
image
image
image
image
image



ST


23 nhận xét:

  1. Giáo sứ Đức Mẹ La Vang, là nơi có đa số người Việt Bắc 54, Hố Nai, họ tự thành lập nhóm riêng theo tính cách VN có nhà thờ và có...chợ chồm hỗm, cách thành phố HV ở chỉ có 30 phút lái xe nhưng HV chưa bao giờ có dịp đến, nhìn hình thấy cũng khá vui mắt và lạ, có thể sẽ đến một lần xem bà con trả giá ra sao :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin bà con giải thik hộ, Hố Nai Gia Kiệm là tên của làng quê phải k, mỗi khi nói đến mấy chữ Hố Nai Gia Kiệm mọi người cứ suỵt suỵt là sao, cũng nghe dặn là khi đến làng này k được gọi họ là Hố Nai Gia Kiệm, chẳng hiểu được...HV có vào google gõ nhưng khó hiểu quá...nói vòng vòng xa xa rốt cuộc chẳng hiểu nói gì...

      Xóa
    2. 1/Gia Kiệm là một xã thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
      Linh mục Hoàng Quỳnh ( Cha Tổng) ngày 27-8-1964 dẫn giáo dân Hố Nai, Gia Kiệm vác gậy gộc đi làm loạn ở Saigon, hô to khẩu hiệu: “Thà mất nước, không thà mất Chúa”.

      https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20110308064648AAQmXWC

      2/ -"sau ngày 26/10/1956 … là hiện tượng bọn kiêu dân bắt đầu “xấp mặt” (trở mặt) …vỗ bụng, xưng tên: Chúng ông … chúng ông là con cưng của Tổng thống. Chúng mày bọn ngoại đạo có đi qua vùng Hố Nai phải luôn luôn ghi nhớ. Lái xe mà đụng vào một con chó của chúng ông thì cứ chết mất xác..."

      http://sachhiem.net/LICHSU/N/NgHoangCuong.php




      Xóa
    3. Thank You anh Tuấn Anh nhé, HV đã vào đọc 2 đường link đó, thật ra chợ chồm hỗm này chỉ trong phạm vi cho phép và chỉ được bày bán trong vòng vài tiếng đồng hồ, có lẽ vì dân xóm đạo kéo về định cư chiếm cả khu, khiến người dân bản xứ Mỹ trắng, đen di chuyển sang vùng khác, còn lại những ng Việt khác thì rất ngai với cái nhìn của dân bản xứ nên k đến đó...

      Xóa
    4. Bùi Chu , Thanh hoá, Thái bình Phát diệm, Trà cổ v. v.. . Hình như nguyên là những địa danh từ miền Bắc, theo chính sách ông Diệm cùng Giáo dân Thiên Chúa vào định cư, sau Hiệp định Genève, 1954 ở vùng lân cận Biên Hoà như Hố Nai v v HV ạ!

      Xóa
    5. La Vang?
      Theo biên bản của một cuộc hội thảo trên bàn nhậu của bọn vô thần thì nó xuất xứ từ từ lá vằng, một loại thảo dược có nhiều dược tính mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Trung VN http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=9970
      Nhưng vì thực dân Pháp có ý đồ xâm lược VN, đưa những cha cố sang truyền đạo làm công tác tư tưởng với dân cái đã (tục gọi là cầm đèn chạy trước ô tô) đã tạo nên huyền thoại: Đức Mẹ Maria hiện hình nơi đây (vùng đây có nhiều cây vằng, phía tây thị xã Quảng trị) gọi theo kiểu Tây là LA VANG, và đầu tư một Nhà thờ hoành tráng nhằm dễ dàng dẫn dắt con chiên
      http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c_M%E1%BA%B9_La_Vang
      Để chuẩn bị Ngày 31 tháng 8 năm 1858,chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam hehe

      Xóa
    6. Nghe đâu Thánh tích, Thánh địa này luôn được Thành Vatican quan tâm lớn! Hằng 3 năm/lần giáo dân trong nước vẫn hành hương đến đây, thường gọi là Kiệu La Vang.

      Xóa
  2. Hố Nai và Gia Kiệm cách nhau chừng 40km

    Dân chúng hai vùng đó hầu như là theo đạo Thiên Chúa Giáo.

    Còn chuyện họ suỵt suỵt là họ thích suỵt. Em cứ nói bình thường chẳng có vấn đề gì đâu. Chẳng lẽ họ suỵt rồi mình phải nói " Hố ấy" hay " Gia ấy" thì họ có chịu không? Hay lúc đó từ " suỵt suỵt" chuyển qua " ngất ngất" cũng không chừng. :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đạo nào cũng là đạo, k nhất thiết phải là đạo Chúa thì mới có đạo, HV theo đạo Phật chẳng lẽ gọi là không đạo ah, vô lý nhỉ? có chút bực bội khi bik ra "bí mật" của dân xóm đạo!
      Đây chẳng thèm đến đó!

      Xóa
  3. Tuyệt vời quá. Tôi có lần đi viếng nhà thờ này nhưng không nhằm lúc nhóm chợ. Ngày nào về hưu chắc tôi sẽ về Houston sống, và sẽ đi chợ này, để được gặp lại hình ảnh chợ chồm hổm ngày nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HV có sang nhà chị, ở Washington DC khá lạnh chị nhỉ, đa số ng Việt tụ tập ở các vùng ấm áp, sau vườn có thể trồng đầy các loại rau, luôn cả mồng tơi, chanh ớt, tắc, hành lá... mẹ HV ngoài giờ nâu sòng ở các chùa chiền thì ở nhà tưới vườn rau nhỏ, cuối tuần con cháu tụ tập ăn nhậu bà cứ bảo, "các con ra vườn hái rau ớt vào!" giọng đầy hãnh diện vì công sức tưới cây hàng ngày, haha...

      Xóa
  4. Thật thú vị khi biết ở Mẽo của nàng cũng có chợ chồm hổm :X
    Thích cái chú cún và cái lon đựng tiền quá à. :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chợ xóm đạo đã có khá lâu trong phạm vi cho phép, bây giờ thì đã bik vì sao mẹ mình k bao giờ đến nơi này!

      Xóa
  5. Cho cô biết lun, người Bắc 54 "nấy nọ nạc" đấy nhé, cô đến đó ko khéo lại cứ ngớ ra :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe thấy mệt!
      May mà trước đây mình k học tiếng Việt với họ, k khéo thì chết tía cả một dòng sông :))

      Xóa
  6. Nhìn vào bên ngoài, thấy cảnh họp chợ như vậy ở xứ người, cũng cảm thấy ấm áp và gần gũi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chắn rồi, chút tình về với quê hương...

      Xóa
  7. Hê hê! Em Vy hum nay chơi hàng độc . . lai mạnh cái ent này , như một phóng sự ảnh ! Khai thác đúng sở trường của HV rùi đấy!

    Phảng phất “Hồn muôn năm cũ” của Ông Đồ . . Vũ đình Liên đây mà!

    Chẳng quan trọng con tôm , mớ rau, bó cải, trái bí . . chỉ hú hí : “có ông chợt da, có bà lồi zốn” mới là vấn đề hê hê và quan trọng hơn đỡ cô đơn tuổi già, thấy mình có ích, dù chế độ an sinh xã hội của Mỹ rất chi là OK!
    Âu cũng là giải toả tâm lý hoài hương, hoài cổ í mà. . .

    Sao Em kg kiến nghị với nhà chức trách của Hợp chủng quốc đa sắc tộc, nếu kg có gì trở ngại . . giao thông, bảo tồn những nét văn hoá này nhể?

    Như chợ tình Khâu vai.
    hay “Làng bảo tồn” (cấm nghĩ lái hehe) ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới như Vườn Quốc gia VN được UNESCO công nhận ấy hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoa Kỳ là một quốc gia đa-chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau, nếu bảo tồn văn hóa mỗi quốc gia có lẽ Mỹ sẽ k còn nguyên chất là Mỹ nữa mà sẽ là Mỹ...tho...hoặc Mỹ...tạp chủng, Mỹ hầm bà lằng...:)
      Hơn nữa người dân bản xứ k chấp nhận hình tượng quốc gia bị...lai căng vì dân thiểu số, họ phản đối rất nhiều nên rất ít "bảo tồn văn hóa" được tồn tại trên đất khách!

      Xóa
  8. Giữ chỗ đã nhé HV cô nương! hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người đến sau - chổ tốt nhất- sẽ k ai giành CT hỉ :P

      Xóa